Những năm 70 của thế kỷ 20, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu mở cửa và phát triển. Khi đó, dưới sự tăng trưởng chóng mặt của các công trình xây dựng, lượng sơn nhập khẩu với giá thành cực cao nhưng lại không phù hợp với khí hậu nóng ẩm tại nước ta. Trăn trở với suy nghĩ về một loại sơn được dành riêng cho khí hậu nóng ẩm của Việt Nam đã thôi thúc PGS-TS. Nguyễn Thị Hòe bắt tay vào nghiên cứu. Sau nhiều nỗ lực, sản phẩm sơn đầu tiên của bà ra đời và ngay sau đó bà nhận được Giải thưởng Khoa học Kovalevskaya vào năm 1993.
Sau bước đầu thành công, PGS-TS. Nguyễn Thị Hòe thành lập công ty kinh doanh sơn lấy tên KOVA, cùng chồng tham gia quản lý và phát triển đa dạng các dòng sơn phục vụ mọi công trình. Bà Nguyễn Thị Hòe tự mình nghiên cứu các công nghệ mới và ứng dụng vào sản phẩm của mình như công nghệ Nano từ vỏ trấu, công nghệ chống thấm dễ chùi rửa,...
Trải qua 25 năm hình thành và phát triển, tập đoàn sơn KOVA hiện có 7 nhà máy, và 12 công ty thành viên ở 7 các nước và đã mang sản phẩm đến với nhiều thị trường như: Việt Nam, Campuchia, Malaysia, Singapore, Indonesia, Mỹ và Nga.
2. Chinh phục thị trường khó tính nhất Đông Nam Á
PGS-TS. Nguyễn Thị Hòe cho biết, cuộc đời bà có nhiều lần "làm liều", nhưng "liều nhất" thì có thể kể đến lần "mang quân" sang chinh phục thị trường Singapore - một trong các thị trường khó tính nhất Đông Nam Á và Châu Á.
Singapore là quốc gia luôn đặt tiêu chuẩn về môi trường xanh - sạch lên hàng đầu. Do đó, tại đất nước này có một quy định, là cứ mỗi 5 năm, các công trình xây dựng bắt buộc phải thay mới lớp sơn phủ một lần. Đây vừa là thị trường cực kỳ tiềm năng, lại vừa là một thử thách đối với tập đoàn sơn KOVA.
Chiến lược của PGS-TS. Nguyễn Thị Hòe khi đánh vào thị trường này là tham gia kiểm định chất lượng sản phẩm ở kiểm nghiệm hàng đầu của Singapore. Sau quá trình kiểm nghiệm chặt chẽ và phức tạp kéo dài cả năm trời, sơn KOVA nhận được giấy tiêu chuẩn. Từ đó, bà Nguyễn Thị Hòe bắt đầu mang sơn KOVA tham gia các cuộc đấu thầu công trình lớn lúc bấy giờ.
Năm 2009, tập đoàn sơn KOVA tham gia đấu thầu công trình Trung tâm Thương mại Vivo City. Công trình này nằm gần đường cao tốc, bãi đậu xe nên vô cùng bám bụi. Và yêu cầu đặt ra trong cuộc đấu thầu lần này là lớp sơn mới phải chống được bụi, có khả năng tự làm sạch. Chính bởi yêu cầu "khó nhằn" này mà rất nhiều tập đoàn sơn của Mỹ, Nhật, Đức phải đầu hàng.
Cuối cùng, có 5 hãng sơn được chọn để sơn thử lên bề mặt tường, trong đó có sơn của tập đoàn sơn KOVA. Sau khi cân nhắc về chất lượng sơn, nghe các tập đoàn thuyết trình về sản phẩm của mình, nhà thầu công trình Trung tâm Thương mại Vivo City đã chọn sơn KOVA là giải pháp cho công trình này. Và việc "đem quân" sang đánh vào thị trường Singapore cũng là cách mà PGS.TS Nguyễn Thị Hòe chứng minh cho người dùng trên toàn thế giới về chất lượng sơn KOVA và đây cũng là lời đáp cho câu hỏi "Sơn Kova có tốt không?".
Trung tâm thương mại Vivo City nằm tại số 1 Harbour Front, có quy mô 140.000 m2 diện tích sàn, là một trong những trung tâm thương mại lớn bậc nhất Singapore và cũng là dự án thành công rực rỡ đầu tiên của tập đoàn sơn KOVA tại thị trường đảo quốc sư tử. Từ đó, tập đoàn sơn KOVA được đánh giá cao và tin tưởng bởi rất nhiều chủ dự án tại đây. Tính đến nay, tập đoàn sơn KOVA đã thực hiện gần 20 dự án lớn tại Singapore từ những bệnh viện, trường học cho đến chung cư, khách sạn,...
3. Mở rộng thị trường Đông Nam Á
Anh Nguyễn Duy - cháu đời thứ 3 của PGS-TS. Nguyễn Thị Hòe, sau quá trình học tập và rèn luyện tại nước ngoài, anh đảm nhận vị trí Giám đốc Điều hành Kova Singapore, năm 2014 anh về Việt Nam và thành lập Kova Trading - tiếp tục hành trình vươn mình ra thế giới của tập đoàn sơn KOVA.
Sau Singapore, tập đoàn sơn KOVA tiếp tục chinh phục thị trường Đông Nam Á thứ 2 là Malaysia, và thị trường thứ 3 là Indonesia. Tại những quốc gia này, sơn KOVA được tin tưởng lựa chọn cho các công trình có quy mô lớn và yêu cầu cao về chất lượng sơn. Với định hướng phát triển và tiềm lực từ thị trường, chắc chắn tập đoàn sơn KOVA sẽ thống lĩnh và dẫn đầu về lĩnh vực sơn công nghệ tại hai thị trường này.
4. Vươn mình sang thị trường Châu Âu
Không có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đủ can đảm để tấn công các thị trường Châu Âu. Bởi lẽ, những thị trường này luôn có những yêu cầu chất lượng sản phẩm gắt gao, các tiêu chí đánh giá về sản phẩm. Bằng kinh nghiệm và những kiến thức thu được từ quá trình rèn luyện tại nước ngoài, anh Nguyễn Duy nhận định về các thị thường lớn như châu Âu rất khác biệt. Những dòng sơn thông thường sẽ không có cơ hội để cạnh tranh với một thị trường vốn đã rất mạnh về sản xuất sơn như Châu Âu. Do đó, anh Nguyễn Duy chủ động đẩy mạnh những dòng sơn đặc biệt, mới lại vào thị trường này như: sơn Nano từ vỏ trấu, dòng sơn chống thấm, sơn đá nghệ thuật, sơn kháng khuẩn, sơn chống cháy,…
Chính bước đi khôn ngoan này đã giúp tập đoàn sơn KOVA tiến những bước đầu tiên vào thị trường khó tính tại Châu Âu và cả Châu Mỹ. Trong tương lại gần, tập đoàn sơn KOVA sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn ở những thị trường này.